Phát huy hiệu quả trong công tác xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới từ nguồn ngân sách huyện

Chuyên mục: Mặt trận - Đoàn thể | Đăng ngày: 18/10/2021

Thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội”. Trong những năm qua, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, huyện đã quan tâm tới hoạt động tín dụng chính sách xã hội, trong đó đặc biệt quan tâm đến việc bố trí nguồn vốn từ ngân sách tỉnh, huyện ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) để bổ sung nguồn vốn, đáp ứng nhu cầu cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh.

Tại huyện Đồng Xuân nhu cầu vay vốn tín dụng chính sách đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác là rất lớn. Thực hiện Quyết định số 56/QĐ-UBND ngày 21/11/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên về việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng ngân sách địa phương ủy thác qua NHCSXH cho vay đối với hộ nghèo, hộ cân nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh Phú Yên. Trong thời gian qua, nguồn vốn tín dụng chính sách từ ngân sách huyện ủy thác qua Phòng giao dịch NHCSXH huyện tăng trưởng ổn định qua từng năm, tạo nên một kênh vốn chủ động tại địa phương, đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn huyện. Mặt khác, thể hiện sự quan tâm, hỗ trợ của HĐND, UBND huyện đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách, góp phần chia sẻ gánh nặng đối với ngân sách huyện qua đó nâng cao chất lượng, hiệu quả trong việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.

Mô hình chăn nuôi bò sinh sản từ nguồn vốn Ngân sách địa phương tại xã Xuân Sơn Bắc, huyện Đồng Xuân

 Đến ngày 30/9/2021, tổng nguồn vốn ngân sách địa phương phân bổ cho Ngân hàng CSXH huyện số tiền hơn 5.021 triệu đồng. Từ số tiền này, ngân hàng đã kịp thời giải ngân cho 126 hộ vay vốn để hỗ trợ tạo việc làm duy trì và mở rộng việc làm. Riêng trong năm 2021, ngân sách địa phương chuyển sang 1.521 triệu đồng để cho vay các đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác, đạt 126,7% kế hoạch.  

Chị Huỳnh Thị Thọ, thôn Tân Phước, xã Xuân Sơn Bắc là một trong những hộ được hưởng lợi từ nguồn vốn ủy thác của địa phương qua Ngân hàng CSXH huyện. Từ nguồn vốn vay ưu đãi, gia đình chị đã xây dựng chuồng trại, chăn nuôi 02 con bò sinh sản, sau thời gian 03 năm đàn bò thành 06 con, anh bán 02 con để trả nợ ngân hàng, còn 02 con bò giống và 02 nghé con. Đến nay, gia đình anh đã vươn lên thoát nghèo, từng bước ổn định đời sống.

Cũng được hưởng lợi từ nguồn vốn ủy thác của địa phương, gia đình chị Phan Thị Hải Ly, thôn Tân Thọ, xã Xuân Sơn Bắc ngoài việc đầu tư chăn nuôi 02 con bò sinh sản, chị đầu tư trồng 05 ha keo; với mức thu nhập bình quân khoảng 50 triệu đồng/năm, gia đình chị đã xây được nhà cửa khang trang, có điều kiện đầu tư cho con cái học hành. Sau gần 3 năm đến nay, đàn bò thành 04 con, diện tích keo của gia đình chị phát triển rất tốt mang lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình.

Có thể nói, bên cạnh các nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ của Trung ương, nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương qua Ngân hàng CSXH đã giúp nhiều hộ dân được tiếp cận nguồn vốn đầu tư xây dựng mô hình phát triển kinh tế hiệu quả, trở thành đòn bẩy giúp các hộ vươn lên thoát nghèo bền vững, góp phần xóa đói giảm nghèo, xây dựng thành công Nông thôn mới tại địa phương.

 

                                                                             Ngọc Huy - NHCSXH

Thống kê truy cập

Đang truy cập: 1

Hôm nay: 6

Tháng này: 6

Tổng lượt truy cập: 861